Như chúng ta đã biết, ông tổ của nền Thần Số Học hiện đại chính là Triết gia người Hy Lạp cổ Pythagoras (582 B.C.-507 B.C). Và thật là vô ý và thiếu tôn trọng khi ta tìm hiểu về một bộ môn nào đó mà lại không biết một vài điều về người sáng tạo ra nó. Vì vậy, Inspire Education xin được gửi đến quý bạn đọc bài viết về tiểu sử của Pythagoras cũng như nguồn gốc sáng tạo của bộ môn Thần Số Học.
TIỂU SỬ PYTHAGORAS
Theo truyền thuyết, song thân của Pythagoras, Mnesarchus và Parthenis lúc bấy giờ hiện đang ở thành Delphi (một thành cổ của Hy Lạp nổi tiếng với đền thờ thần Apollo) để buôn bán và họ đã đến xin lời chỉ dẫn của nhà Tiên tri xứ Delphi để xem liệu chuyến đi về nhà của họ có bình an hay không. Thay vào việc chỉ dẫn cho hai vợ chồng, nhà tiên tri lại thông báo cho họ rằng, người vợ hiện đang mang thai một đứa con trai mà sau này sẽ lớn lên sẽ vô cùng đẹp đẽ và thông thái, người con trai này sẽ dùng trí tuệ của mình để cống hiến và khai sáng cho sự phát triển của nhân loại.
Sau đó, đứa trẻ đã được sinh ra tại Syria (Một số tài liệu ghi rằng ông sinh tại quê mẹ Samos) trên đường cặp vợ chồng trở về nhà. Cha mẹ quyết định đặt tên cho đứa con này là Pythagoras để tỏ lòng tôn kính đến nhà tiên tri xứ Delphi nọ – Pythasis. Vào thuở thiếu thời, Pythagoras đã học tập ở đền thờ Melchizedek và được biết đến với cái tên “đứa con của Thượng để”do sự thông minh kiệt xuất của mình.
Pythagoras sống một cuộc đời khá dài, gần 100 năm và không bao giờ trông có vẻ bị ảnh hưởng bở tuổi tác của mình, ông luôn trẻ trung, khỏe mạnh và đỉnh đạc. Chàng thanh niên Pythagoras đã sớm rời khỏi quê nhà Samos để chu du bốn phương tầm sư học đạo và trong 30 năm kế tiếp ông đã đến nhiều quốc gia như Ai Cập, Ấn Độ, Syria và Babylon để học tập từ những bậc thầy uyên bác nhất thời bấy giờ. Và dù rằng ở bất cứ đâu, Pythagoras đều thể hiện sự thông minh tột đỉnh của mình đến cả nhà toán học nổi tiếng Thales cũng phải ấn tượng sâu sắc.
Cũng chính vì lẽ đó mà chỉ trong vòng xấp xỉ 30 năm, ông đã lĩnh hội được hầu hết tinh hoa của nhân loại thời đó, trải dài khắp các lĩnh vực từ số học, hình học, thiên văn, địa lý, y học, âm nhạc, triết học và thần học. Dù bản thân được xem là một học giả sùng đạo, một người duy tâm, chính ông lại là người đặt ra những nguyên lý nền tảng cho các công trình nghiên cứu sau này của Plato và Aristotle; đóng góp to lớn cho sự phát triển của Toán học và Triết học duy lý Phương Tây.
Vào ngày ấy, các nhà thông thái thường được gọi là “sages” hoặc “sophists” bởi “sage” có nghĩa là “người hiếu thấu” và “sophist” có nghĩ là “thông thái”. Nhưng Pythagoras lại khác, ông nghĩ mình chưa hẳn đã là một người thông thái và rằng còn rất nhiều thứ mà ông cần phải học. Vì thế thay vì sử dụng các từ trên, ông đã sáng tạo ra một từ cho riêng mình “philosopher”, gốc từ “philo” nghĩa là tình yêu và “sopho” tức “thống thái”, vậy philosopher tức là người yêu sự thông thái.
SỰ HÌNH THÀNH CỦA HỌC VIỆN PYTHAGORAS
Vào khoảng năm 536 B.C., vào tuổi ngũ tuần, ông trở về quê hương Hy Lạp và thành lập một người trường tại thành Crotona, một vùng thuộc miền nam nước Ý bấy giờ. Trường của ông là một sự pha trộn giữa tôn giáo và nghiên cứu khoa học, với thời gian học gồm 5 năm gồm các bộ môn: hình học, toán học, thiên văn, âm nhạc và thần học. Trường thu nhận hàng trăm môn sinh bất kể nam nữ nhưng chỉ có những học sinh xuất sắc nhất, đã học tập tại đây tương đối lâu và vượt qua một số bài kiểm tra mới được trực tiếp giảng dạy bởi Pythagoras.
Tại nơi đây lưu truyền rằng, các môn sinh sau khi được nhận vào học sẽ phải trải qua một thử thách 5 năm không nói một lời. Điều này dạy cho các môn sinh phải biết suy nghĩ thật kỹ trước khi để lời nói thốt ra, phải biết giữ mồm giữ miệng không để lời nói làm hỏng suy nghĩ của một người. Pythagoras cho rằng, tĩnh lặng tuyệt đối chính là khởi đầu của mọi sự thông thái. Cũng chính tại ngôi trường này mà những viên gạch đầu tiên của Thần Số Học đã được hình thành. Phần lớn những bài giảng này là tuyệt mật và chỉ có số ít học trò được Pythagoras lựa chọn để giảng dạy về sự rung động của các con số.
Hầu hết các tài liệu về các bài giảng này gần như chỉ là sự truyền miệng giữa các học sinh của ông và rất ít tài liệu giấy được tìm thấy bởi chính bản thân Pythagoras cũng không để lại một sách vở nào. Sau này, nhờ vào công sức của rất nhiều nhà nghiên cứu mà đại diện là Max Heindel, các bí mật này mới dần được khai mở. Bản thân Pythagoras là một nhà khoa học nhưng đồng thời ông cũng là một nhà thần học, triết gia nên lý thuyết của ông vừa có tính logic lại vừa mang ý nghĩa để khai sáng con người, giúp người học chuyển hóa tâm thức.
Sở dĩ ông giữ bí mật những điều này không phải vì sự ích kỷ mà bởi hoàn cảnh chính trị xã hội độc tài chuyên chế thời đó, những tư tưởng, suy nghĩ của ông quá đổi mới mẻ và khó được chính quyền đương thời công nhận, bởi lẽ đó mà để bảo vệ cho ngôi trường cũng như các môn sinh của mình, sự bí mật là một yêu cầu bắt buộc.
Các môn sinh theo học Pythagoras đều được trang bị những tinh hoa nghệ thuật và khoa học gồm âm nhạc, thiên văn và toán học bởi Pythagoras đã tìm ra rằng các con số chính là nguyên lý nền tảng của ba nền học thuật trên. Với âm nhạc, ông chính là người sáng tạo ra hệ thang đo 7 nốt thời nay và cũng chính ông là người phát hiện ra, chỉ khi tỉ lệ độ dài giữa các giây đàn là một số nguyên thì chúng mới tạo ra được những âm thanh hài hòa. Về thiên văn học, ông biết được rằng, một hành tinh di chuyển càng nhanh khi chúng càng xa trái đất. Khi chúng di chuyển sẽ tạo ra ma sát với môi trường và từ đó tạo ra âm thanh, vì vậy việc di chuyển nhanh chậm khác nhau của các hành tinh trong quỹ đạo sẽ “hát” lên những âm hưởng đa đang. Pythagoras đã tìm ra được mối liên hệ trực tiếp giữa các sự chuyển động này và các nguyên tắc toán học trong thang đo nốt và vận dụng triệt để điều này trong việc dự đoán số phận của một người. (Các bạn có thể đọc kỹ hơn về chủ đề này trong sách “Hành trình về phương đông”).
Và cũng vì thế, việc chuẩn bị kiến thức đầy đủ về các lĩnh vực này sẽ giúp họ dễ dàng hơn trong việc tiếp thu “Thần Số Học”. Trong các bài giảng của mình, điều mà Pythagoras làm nổi bật hơn tất thảy đó chính là giá trị của sự thông thái vượt lên trên tất cả: bạn có thể cho đi nó liên tục mà không bao giờ hết. Đó chính là điều tạo nên sự khác biệt giữa “người” và “con”. Sự thông thái hay hiểu biết ở đây không chỉ là hiểu biết về thế giới bên ngoài mà còn là thấu hiểu nội tâm bên trong con người mình. Bởi bản thân là một triết gia, ông ý thức được tầm quan trọng của việc hiểu mình, theo ông, con người không tồn tại độc lập với thế giới mà chính là một sự phản ánh thu nhỏ của thế giới, vì vậy hiểu mình chính là bước đầu tiên để hiểu được thế giới xung quanh.
Ông cho rằng tất cả mọi thứ trên đời đều có thể rút gọn thành các con số và mỗi số đều có đặc tính, điểm mạnh điểm yếu riêng và con người cũng không ngoại lệ, bị chi phối bởi những con số. Con người là một thực thể “bất tử” chu du từ kiếp sống này tới kiếp sống khác để học “những bài học” nhằm hoàn thiện bản thân mình và tiến hóa lên cấp sống cao hơn.
Khi sinh ra đời, mỗi con người đều mang sẵn một tài sản khác nhau, đó là Nghiệp Báo (Được xác định bởi ngày sinh và họ tên) Tài sản này có thể tốt đẹp do các nguyên nhân hợp với thiên ý hoặc xấu xa bởi các lỗi lầm trong tiền kiếp. Tất cả nguyên nhân này đều chứa chấp trong Tàng thức hoặc A-lại-da-thức (alaya-vijnana), và trở nên một động lực chi phối đời ta. Động lực này được phân phối bởi các mãnh lực trong vũ trụ một cách vô cùng phức tạp, và biến thành một thứ gọi là Vũ trụ tuyến (cosmic rays). Những vũ trụ tuyến này không ồ ạt ảnh hưởng đến ta ngay, mà tuỳ theo sự thay đổi của tinh tú để phản chiếu xuống trần gian. Điều này rất hợp lý vì trải qua vô lượng kiếp sống, con người đã làm biết bao điều xấu xa, đâu thể nào trong vài ba kiếp mà trả hết được. Đó cũng là lý do con người cứ trầm luân trong luân hồi sinh tử. Chiêm tinh học nghiên cứu sự xê dịch, vận hành của tinh tú mà đoán biết được các ảnh hưởng đến con người trong kiếp sống này…
KẾT LUẬN
Bài viết đên đây cũng đã dài, Inspire Education rất hy vọng rằng đã giúp được quý đọc giả hiểu rõ hơn về bộ môn Thần Số Học cũng như những tâm tư mà “cha đẻ” của nó – Pythagoras đã gửi gắm vào đây cho hậu thế.
Nếu chỉ có duy nhất một điều mà bạn rút ra được từ bài viết, hãy nhớ rằng, tìm hiểu về Thần Số Học chính là tìm hiểu về chính bản thân của mình, từ đó tự rút ra những bài học và biết cách sửa mình cho sao cho thật đúng đắn. Con đường mà Pythagoras cũng như rất nhiều bậc Thánh Nhân khác để lại chính là con đường “Tự tri”, biết rõ ta là gì
“Tri nhân giả trí, Tự tri giả minh – Biết người là kẻ trí cao, biết mình kẻ ấy anh hào quang minh”
Tìm về nguồn cội con người của chính mình để trí tuệ được khai mở, biết hiểu và thương mình, thương người hơn, sống một cuộc đời hạnh phúc, có ý nghĩa hơn.
Đội ngũ Inspire Education